5 tố chất của một leader tại doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)

5 tố chất của một leader tại doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)

(Bài này dành cho các bạn trẻ thực sự có tham vọng lên Sếp (chức cao nhất nhì công ty) trong 3 năm tới)

Tố chất nếu ko có sẵn thì phải rèn luyện từ sớm. Nếu không, thì ngay cả được ưu ái đặt lên ghế, có chắc đã dám nhận
Tất nhiên bạn không cần hết các Tố chất này, thậm chí không có cái nào hết vẫn thành công. Mình chỉ chia sẻ cảm nhận cá nhân thôi.

1. KIÊN ĐỊNH

Phải kiên định với điều mình mong muốn
Nếu hỏi em có muốn lương ngàn đô hay không thì ai cũng YES
Nhưng hỏi em có sẵn sàng 12h/ ngày, 7 ngày/ tuần, liên tục trong 3 năm tới hay không thì chấm chấm
Tự ti, tự phụ hay tự hão đều không dắt bạn tới đâu cả. Làm nửa vời cũng khó đi xa. Làm đối phó cũng dễ bị bóc mẽ
Chỉ có làm với tất cả ý chí kiên định, bất kể lời khen chê thì mới đi tới đích
--> Khi lên Sếp, không ai quyết định thay bạn . Vì vậy, Sếp không thể ba phải, nay thế này mai thế khác. Mỗi lời nói, hành động của Sếp không nhất quán sẽ chỉ làm lính thêm hoang mang

2. LẮNG NGHE

Hơi ngược với kiên định, nhưng bạn phải biết lắng nghe:
- Có chọn lọc: từ người đi trước, từ sếp, từ đồng nghiệp...
- Tâm mở: nhiều bạn ngồi nghe nhưng trong đầu thì đã dứt khoát rồi. Nghe trong trạng thái đóng thì ích gì
- Biết ơn: người chỉ cho ta cái sai là thầy ta.
- Trân trọng: nên ghi lại, rồi nghiền ngẫm, rồi day dứt mà suy nghĩ.
Tốt nhất nên tìm 1 vài người làm Mentor. Nếu xung quanh toàn bạn nhậu, bạn trà sữa, bạn chém gió thì đến lúc bế tắc không biết hỏi ai đâu. Người nào giỏi mà có tâm tốt với mình mới thực đáng quý
--> Khi lên Sếp, mỗi ngày có hàng trăm những thông tin khác nhau đến từ nhiều phía và đủ các mục đích. Lắng nghe chọn lọc để phân tích và ra quyết định kịp thời là chìa khoá. Nếu không, dễ bị qua mặt, bị lợi dụng hoặc bị lôi vào cuộc đấu đá giữa các phe nhóm

3. TRÁCH NHIỆM

- Khi bắt tay vào 1 việc, hãy tự hỏi nếu mình làm không tốt sẽ ảnh hưởng tới ai, hậu hoạ có lớn không
Nhiều bạn trẻ làm việc ẩu tả rồi người sau đi dọn rác mãi không hết. Hoặc làm lung tung, công sửa gấp mấy lần công làm
- Khi nhận 1 Kpi có xem đó là "danh dự" hay không. Có thể không đạt Kpi, nhưng không thể trơ trơ như gỗ đá khi không hoàn thành nhiệm vụ
- Vắt não mà nghĩ. Không có công thức để làm được mọi việc. Lời giải sẽ đến sau rất nhiều đêm trăn trở. Dĩ nhiên không bắt các bạn phải ôm việc suốt ngày, nhưng ko dành đủ tâm trí cho nó thì rất khó ra được ý gì hay ho
--> Khi lên Sếp, bạn chịu trách nhiệm cho hàng trăm người trực tiếp và có liên quan. Việc sai sót của 1 nhân viên thực tập vẫn liên đới tới bạn. Và khi không ai giải quyết , bạn vẫn phải xuất hiện. Không thể trốn tránh, im lặng hay vô can. Trách nhiệm chính là áp lực lớn nhất mà Sếp phải gánh vác

4. THU HÚT

- Truyền cảm hứng: luôn biết cách làm người khác vui vẻ cộng tác. Lên tinh thần cho team ngay cả lúc mệt mỏi nhất
- Là điểm tựa để mọi người tìm đến khi gặp khó. Không hẳn là chuyên môn, sự mạnh mẽ chính là sức hút khá lớn với tất cả
- Tích cực trong mọi việc
- Cư xử tử tế, nhưng biết linh hoạt tùy lúc, tuỳ giới tính
--> Khi lên Sếp, không ai thay bạn kết nối mọi người, cả bên trong lẫn bên ngoài. Đừng nghĩ HR sẽ làm thay. Đừng nghĩ Sales sẽ đi ra ngoài giao du thay. Đừng nghĩ nhân viên chỉ cần trả lương đúng hạn. Đừng nghĩ không biết uống bia sẽ có lính gánh dùm. Đừng nghĩ điên lên có thể đuổi người. Tóm lại, nảy lửa mai băng, nhưng lúc nào cũng phải thu hút mọi tầng lớp khác.

5. ỨNG BIẾN

Ngay cả các trường dạy Mba/ Ceo thì cũng chỉ nói được 20% tình huống thực tế. Ví dụ như Covid-19 này đố tìm được lời khuyên nào từ sách vở. Vì mỗi ngành, mỗi mô hình kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc thù khác nhau
Ứng biến là khả năng tư duy để tìm ra lời giải trong những điều kiện chưa từng gặp
Trừ những Sếp nào đã xây dựng được cỗ máy quá trơn tru, chắc 90% Sếp luôn đối mặt với những thứ "khó chịu" phát sinh . Khả năng ứng biến là điều vô cùng quan trọng
Ứng biến nhiều lần sẽ rèn thành bản lĩnh, đẳng cấp. Lên voi xuống chó là việc bình thường trong kinh doanh, làm Sếp thì sẵn sàng đón nhận mọi thách thức và sự bất định
Viết nhân 1 ngày cảm thấy mình là 1 Sếp kém cỏi
Nguồn: Lê Anh Tuấn

Đăng nhận xét

0 Nhận xét